Course outline_ECO603_Kinh tế phát triển

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

 

Tên môn học        : Kinh tế phát triển

Mã môn học         : ECO603

Số tín chỉ              : 3 tín chỉ

 

1. MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích quá trình phát triển, những yếu tố ảnh hưởng và các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của các quốc gia. Nội dung môn học gồm 2 phần chính:

-        Cơ sở lý thuyết tập trung vào các nội dung liên quan đến lịch sử phát triển, các khái niệm, cách đo lường, các mô hình, những lý thuyết và quan điểm liên quan đến sự phát triển hay trì trệ của các quốc gia. Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và sư phát triển của các quốc gia cũng sẽ được được giới thiệu trong phần này.

-        Các chủ đề cụ thể. Từ những năm 1950 trở lại đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế, các quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức về xã hội và môi trường. Trong đó, nổi bật là các vấn đề toàn cầu hóa, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường, di dân, vai trò của các chủ thể trong quá trình triển, các nguồn tài trợ cho phát triển,… Các chủ đề nêu trên và các tranh luận liên quan được phân tích và thảo luận trong phần 2 của môn học.

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • Vận dụng được các khái niệm, các lý thuyết kinh tế học phát triển; Phân tích đặc điểm của các nhóm quốc gia; quá trình toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
  • Sử dụng được các lý thuyết kinh tế học phát triển trong phân tích, tổng hợp, đánh giá các vấn đề đặt ra đối với quốc gia trong quá trình phát triển; phân tích, tổng hợp những kinh nghiệm liên quan đến việc giải quyết các vấn đề đặt ra và việc vận dụng các kinh nghiệm này vào thực tiễn; Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của các chính sách liên quan.
  • Có năng lực tự học hỏi, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các quan điểm đa chiều của quá trình phát triển và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể trong quá trình phát triển.

3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

  • Tổng quan về Kinh tế học Phát triển
  • Thu nhập
  • Nghèo đói & Bất bình đẳng
  • Tăng trưởng 
  • Phát triển con người
  • Thể chế
  • Nông nghiệp, Quá trình chuyển đổi kinh tế, Môi trường
  • Công nghiệp và phát triển
  • Phát triển hệ thống tài chính
  • Thương mại quốc tế và toàn cầu hoá
  • Phúc lợi và hạnh phúc: một mẫu hình kinh tế mới

4. HỌC LIỆU

4.1. Giáo trình

  • Taylor, J.E., & Lybbert, T. J. (2015). Essentials of development economics (2nd edition). Univ of California Press

4.2. Tài liệu tham khảo

  • Báo cáo hạnh phúc thế giới hàng năm
  • Nguyễn Trọng Hoài (2013). Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM 
  • Tadaro, M. P., & Smith, S. C. (2014). Economic Development (12 edition). Pearson
  • Hallward-Driemeier,M.,&Nayyar, G. (2017). Trouble in the Making?: The Future of Manufacturing-led Development. World Bank Publications
  • PGS.TS. Nguyễn Minh Hà, Từ khủng hoảng đến tái cấu trúc
  • PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Quan Minh Quốc Bình (2019), “ Nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài: từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, NXB Kinh tế TP.HCM.
  • PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Võ Thị Trung Trinh (2016),  “Phân tích môi trường đầu tư: Trường hợp tại TP.HCM”, NXB Kinh tế TP.HCM.
  • PGS.TS. Nguyễn Minh Hà (2013), “Phá sản và sống sót của doanh nghiệp”, NXB Thanh niên.
  • PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Ngô Thành Trung (2016), “Nghiên cứu quyết định đầu tư và Quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp: Trường hợp tại tỉnh Gia Lai”, NXB Kinh tế TP.HCM.

5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

5.1     Quá trình/Giữa kỳ (40%)

  • Bài tập cá nhân (20%)
  • Bài tập/Hoạt động  nhóm (20%)
    1. Cuối kỳ (60%)
  • Thi cuối kỳ (60%)

6. SỐ GIỜ HỌC

  • Số giờ học tại lớp  : 45 tiết 
  • Số giờ tự học        : 135 tiết

 

 

 

Top