Course outline_ECO604_Kinh tế quốc tế
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Tên môn học : Kinh tế quốc tế
Mã môn học : ECO604
Số tín chỉ : 3 tín chỉ
1. MÔ TẢ MÔN HỌC
Môn học cung cấp cho học viên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn về thương mại quốc tế, để tìm hiểu sự tương tác kinh tế quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bổ nguồn lực khan hiếm trong quốc gia và giữa các quốc gia.
Các chủ đề được đề cập bao gồm lý thuyết thương mại quốc tế, chính sách thương mại, sự di chuyển nguồn lực kinh tế quốc tế, lợi ích thương mại quốc tế.
2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Nắm bắt được các lý thuyết cổ điển và hiện đại về thương mại quốc tế. Phân tích được cơ chế tác động gây nên lợi ích và cả tổn thất của thương mại quốc tế.
- Đánh giá được yếu tố kinh tế theo quy mô tạo ra xu hướng thương mại liên vùng và việc phân bổ lại các nguồn lực sản xuất.
- Phân tích được chính sách thương mại quốc tế và các công cụ sử dụng.
- Tự phát triển được các kiến thức, kỹ năng cần thiết để áp dụng kiến thức kinh tế quốc tế vào thực tiễn công việc.
3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
- Giới thiệu môn học Kinh tế quốc tế. Tổng quan thương mại toàn cầu
- Năng suất lao động và lợi thế so sánh: Mô hình Ricardian. Yếu tố sản xuất riêng biệt và phân bổ thu nhập.
- Nguồn lực và Thương mại : Mô hình Heckscher- Ohlin. Mô hình thương mại chuẩn.
- Lợi thế quy mô và sản xuất quốc tế và Doanh nghiệp trong kinh tế toàn cầu.
- Các công cụ của chính sách thương mại và thương mại tự do.
- Dòng chảy thương mại.
- Định lượng chính sách thương mại.
- Phân tích thương mại song phương sử dụng mô hình trọng lực.
- Cân bằng riêng phần và cân bằng tổng thể.
- Tác động phân phối của chính sách thương mại.
- Thảo luận kết quả nghiên cứu và ôn tập.
4. HỌC LIỆU
4.1. Giáo trình
- Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld and Marc Melitz (2015), International Economics: Theory and Policy, 10th edition, Pearson Education.
- Pugel Thomas A. (2009). International Economics / 4th edition - Boston, U.S.A : McGraw-Hill.
- United Nations, World Trade Organization (2013), A Practical Guide to Trade Policy Analysis.
4.2. Tài liệu tham khảo
- Võ Thanh Thu (2010). Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Lao động - Xã hội
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Quan Minh Quốc Bình (2019), “ Nghiên cứu đầu Tư trực tiếp nước ngoài: từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam”, NXB Kinh tế TP.HCM.
5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
5.1 Quá trình/Giữa kỳ (50%)
- Trình bày ý kiến cá nhân (25%)
- Bài tập nhóm (25%)
- Cuối kỳ (50%)
6. SỐ GIỜ HỌC
- Số giờ học tại lớp : 45 tiết
- Số giờ tự học : 135 tiết