Course outline_ECO606_Kinh tế lượng
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Tên môn học : Kinh tế lượng
Mã môn học : ECO606
Số tín chỉ : 3 tín chỉ
1. MÔ TẢ MÔN HỌC
Kinh tế lượng là công cụ cơ bản để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm, phân tích dữ liệu từ đó rút ra những kết luận cần thiết nhằm đề xuất các chính sách và giải pháp phù hợp. Mục đích của môn học nhằm cung cấp những kiến thức, công cụ và kỹ năng cần thiết để người học có thể thực hiên được các bước phân tích dữ liệu. Môn học sẽ chú trọng vào cả hai khía cạnh lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên phần lý thuyết sẽ không đi sâu vào các cơ sở toán học của các ước lượng kiểm định mà dừng lại ở bước giúp người học hiểu rõ bản chất của các công cụ, các yêu cầu, cách thức vận dụng. Về khía cạnh thực hành, môn học sẽ giúp người học có thể sử dụng được một công cụ phần mềm để thực hiện các phân tích.
2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Vận dụng được các công cụ, lý thuyết kinh tế lượng; Nhận dạng được các bài toán cần phân tích khi gặp vấn đề thực tế, lựa chọn được mô hình, công cụ phù hợp.
- Sử dụng được các lý thuyết và công cụ kinh tế lượng trong phân tích, tổng hợp, đánh giá các vấn đề đặt ra đối với các chủ đề kinh tế, chính sách. Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của các công cụ, lựa chọn công cụ phù hợp.
- Có năng lực tự học hỏi, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về các tiếp cận khác nhau, các quan điểm đa chiều về các trường phái và các giới hạn, điều kiện của những công cụ kinh tế lượng.
3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
- Tổng quan về mô hình hồi quy tuyến tính
- Các dạng hàm của mô hình hồi quy
- Biến độc lập định tính
- Chuẩn đoán mô hình hồi quy: đa cộng tuyến
- Chuẩn đoán mô hình hồi quy: Phương sai thay đổi
- Chuẩn đoán mô hình hồi quy: Sai đặc tả
- Mô hình logit và multi-nominal
- Dữ liệu bảng
- Chuỗi thời gian: Tính dừng và vấn đề autocorrelation
- Nội sinh và phương pháp biến công cụ
- Cách trình bày báo cáo.
- Các bước thực hiện một bài phân tích
4. HỌC LIỆU
4.1. Giáo trình
- Gujarati, D (2012). Econometrics by Example (2nd edition), MacMillan
4.2. Tài liệu tham khảo
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà, Phân tích dữ liệu: Ứng dụng PLS-SEM
- PGS.TS Nguyễn Minh Hà (2013), “Phá sản và sống sót của doanh nghiệp”, NXB Thanh niên.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà (2014), “Nghiên cứu quyết định mua và sự lựa chọn của khách hàng”, NXB Kinh tế TP.HCM.
5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
5.1 Quá trình/Giữa kỳ (40%)
- Bài tập cá nhân (20%)
- Bài tập/Hoạt động nhóm (20%)
- Cuối kỳ (60%)
6. SỐ GIỜ HỌC
- Số giờ học tại lớp : 45 tiết
- Số giờ tự học : 135 tiết