Course outline_FIN610_Tài chính quốc tế
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Tên môn học : Tài chính Quốc tế
Mã môn học : FIN610
Số tín chỉ : 3 tín chỉ
1. MÔ TẢ MÔN HỌC
Môn học Tài chính Quốc tế là học phần nâng cao thuộc khối kiến thức cơ sở, giúp người học tiếp cận những vấn đề của tài chính quốc tế ở cấp độ chuyên sâu theo hướng phân tích chính sách của các chính phủ. Môn học này cũng là nền tảng giúp người học đưa ra các quyết định đầu tư và huy động vốn trên các thị trường tài chính quốc tế trong bối cảnh biến động không lường của tỷ giá hối đoái. Môn học nhấn mạnh các nội dung sau: (i) Những vấn đề cơ bản của tài chính quốc tế như hệ thống tiền tệ quốc tế, cán cân thanh toán, thị trường ngoại hối, mô hình cung cầu ngoại tệ và các điều kiện cân bằng quốc tế; (ii) bản chất của các chế độ tỷ giá và vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá của các chính phủ; (iii) Tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh tế vĩ mô cũng như hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này, bao gồm tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán và vấn đề truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát; (iv) Sử dụng mô hình Mundell-Fleming IS-LM-BP trong việc phân tích chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở, cũng như giải thích nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới; (v) Các mô hình tiền tệ xác định tỷ giá và hàm ý chính sách từ các mô hình tiền tệ xác định tỷ giá.
Môn học được thiết kế gồm hai phần. Phần thứ nhất là các buổi lên lớp truyền thống với bài giảng lý thuyết. Phần thứ hai là học viên tự nghiên cứu và thực hiện bài tập nhóm theo các chủ đề về tài chính quốc tế.
2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của tài chính quốc tế như hệ thống tiền tệ quốc tế, cán cân thanh toán, thị trường ngoại hối, mô hình cung cầu ngoại tệ và các lý thuyết căn bản về tỷ giá hối đoái
- Phân tích bản chất của các chế độ tỷ giá và xem xét vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá của các chính phủ
- Giới thiệu và phân tích tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh tế vĩ mô cũng như hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này, bao gồm tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán và vấn đề truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát.
- Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng mô hình Mundell-Fleming IS-LM-BP và các mô hình tiền tệ xác định tỷ giá để phân tích tác động của chính sách, nguyên nhân của các khủng khoảng tài chính và hàm ý chính sách.
- Ra quyết định đầu tư và huy động vốn trong môi trường kinh doanh với sự hiện diện của rủi ro tỷ giá
- Đánh giá tác động của chính sách dưới các chế độ tỷ giá khác nhau
- Khả năng tự học và nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực tài chính quốc tế
- Ý thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế
3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
- Những vấn đề cơ bản của tài chính quốc tế
- Vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá
- Tỷ giá và hoạt động kinh tế vĩ mô
- Mô hình Mundell – Fleming chính sách tiền tệ và tài khóa trong nền kinh tế mở
- Mô hình tiền tệ xác định tỷ giá
4. HỌC LIỆU
4.1. Giáo trình
- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc và các tác giả (2015), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Phương Đông 1.
- Pilbeam, K, 2006, International Finance, 3rd edition, McMilan
- Moosa, I. M., 2010, International Finance: An Analytical Approach, 3rd edition, Mc-Graw-Hill
4.2. Tài liệu tham khảo
- Krugman, Paul and Maurice Obstfeld (2006), “International Economics: Theory and Policy”,Seventh Edition, New York: Addison Wesley [48817] Melvin, Michael and Stephan C. Norrbin (2013),“International Money and Finance”, Eighth Edition, Elsevier.
5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
5.1 Quá trình/Giữa kỳ (40%)
- Kiểm tra các nhân giữa kỳ (20%)
- Thuyết trình nhóm về các chủ đề tài chính quốc tế (20%)
- Cuối kỳ (60%)
- Thi kết thúc học phần (60%)
6. SỐ GIỜ HỌC
- Số giờ học tại lớp : 45 tiết
- Số giờ tự học : 135 tiết