Course outline_ECO613_Quản trị công

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

 

Tên môn học        : Quản trị công

Mã môn học         : ECO613

Số tín chỉ              : 3 tín chỉ

 

1. MÔ TẢ MÔN HỌC

Đã có những thay đổi lớn trong hoạt động quản trị của khu vực công tại các quốc gia phát triển. Các mô hình quản lý truyền thống được áp dụng trong phần lớn của thế kỷ 20 đã được thay đổi từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước để hướng tới nền quả trị công linh hoạt và có tính thị trường hơn. Những thay đổi này không phải là những thay đổi vụn vặt hay cải cách nửa vời trong cách quản lý, nhưng là những cải cách lớn trong việc định hình vai trò của chính phủ trong xã hội và trong mối quan hệ giữa chính phủ và người dân. Việc ứng dụng những hình thái mới trong quản trị đồng nghĩa với sự xuất hiện của một trào lưu mới trong quản trị khu vực công. Quá trình này cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các nhà quản trị trong khu vực công, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Môn học quản trị công được thiết kế nhằm giúp cho học viên nắm rõ các chủ đề chính: (1) bản chất của quản trị công qua việc khảo sát các mô hình hành chính truyền thống và quản trị công mới; (2) phân biệt khu vực công và tư; (3) những cải cách và mô hình quản trị công trong các lĩnh vực quan trọng như nhân sự, tài chính, kết quả thực hiện, liên hệ với bối cảnh Việt Nam; (4) nâng cao hiệu quả quản trị ở khu vực công có liên hệ với thực tiễn ở một số nước trên thế giới; (5) chính phủ điện tử, định nghĩa và thực tiễn trên thế giới; (6) Các vấn đề chính trong Quản trị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới bao gồm với các đặc điểm chính của các Hiệp định thương mại tự do lớn (Free Trade Agreements) và cộng đồng kinh tế ASEAN; và, (7) Can thiệp chính phủ, các cơ chế chính sách ở Việt Nam.

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • Am hiểu được mô hình quản lý truyền thống mô hình quản trị công mới
  • Phân tích tính đặc thù của khu vực công và khu vực tư và hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá các vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
  • Phát triển được các yêu cầu đối với một nhà quản trị công giỏi và phát triển được các kiến thức cần thiết để trở thành nhà quản trị công hiệu quả.
  • Triển khai thành thạo trên thực tế các vấn đề trọng yếu trong quản trị công.
  • Tự phát triển được các kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành nhà quản trị công hiệu quả

3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

  • Giới thiệu môn học, phương pháp học
  • Quản trị công Mới (New Public Management – NPM)
  • Khu vực Công và Khu vực Tư
  • Quản trị nhân sự trong khu vực công
  • Tính trách nhiệm giải trình, Quản trị mối quan hệ bên ngoài
  • Quản trị công ở các nước đang phát triển
  • Nhà quản lý công giỏi
  • Vai trò của Chính phủ trong kinh tế thị trường
  • Chính phủ điện tử
  • Quản trị hội nhập

4. HỌC LIỆU

4.1. Giáo trình

  • Hughes, O. E. (2012),  Public administration and management: An introduction, 4th Ed., Palgrave Macmillan, USA
  • Conteh, C., Greitens, T. J., Jesuit, D. K., & Roberge, I. (2014), Governance and Public Management: Strategic foundations for volatile times, Taylor&Francis (Routhledge), NewYork.
  • Sylvia, R. D., & Sylia, K. M. (2012). Program Planning and Evaluation for the Public Manager, (4th Ed.), Waveland Press, USA.
  • Radnor et al. (2016). Public service Operations Management: A research handbook. Taylor&Francis (Routhledge), NewYork.

4.2. Tài liệu tham khảo

  • VCCI & USAID (2020). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020
  • Luật Ngân Sách Nhà Nước, 2015, Quốc Hội Việt Nam

5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

5.1     Quá trình/Giữa kỳ (40%)

  • Thuyết trình bài đọc của nhóm (20%)
  • Bài tập nhóm (20%)
    1. Cuối kỳ (60%)
  •  Bài luận cá nhân (60%)

6. SỐ GIỜ HỌC

  • Số giờ học tại lớp  : 45 tiết 
  • Số giờ tự học        : 135 tiết

 

 

 

Top