Course outline_ECO617_Kinh tế đô thị

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

 

Tên môn học        : Kinh tế đô thị

Mã môn học         : ECO617

Số tín chỉ              : 3 tín chỉ

 

1. MÔ TẢ MÔN HỌC

Kinh tế học đô thị không phải là môn học về những ngành kinh tế trong đô thị. Kinh tế đô thị dựa trên nền tảng chính là lý thuyết kinh tế vi mô, kết hợp với khoa học vùng (regional science) và ngành học về sử dụng đất và giao thông. Kinh tế đô thị với tư cách là một ngành kinh tế học ra đời trong thập kỷ 60 ở các nước phát triển (ví dụ, Hoa Kỳ). Với sự tham gia nghiên cứu và ứng dụng của các nhà kinh tế học trong những năm sau đó, ngành này đã phát triển mạnh mẽ bao gồm phần lý thuyết nền tảng (mô hình thành phố đơn tâm) và phần ứng dụng dựa trên đặc điểm phân bổ không gian của hoạt động kinh tế và nhà ở tại các thành phố của tại các quốc gia phát triển trên thế giới.

Tùy vào từng thời kỳ, kinh tế học đô thị có những trọng tâm phát triển về mặt lý thuyết và ứng dụng khác nhau và được phát triển chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Trong những năm gần đây, các vấn đề được học giả trong lĩnh vực này quan tâm bao gồm quần tụ hoạt động kinh tế (agglomeration/clustering) và hiệu quả kinh tế do quần tụ hoạt động kinh tế, sự lan tràn của kiến thức, quá trình đô thị hóa, và phân bổ lao động và việc làm. Các học giả từ khu vực Đông Á và Đông Nam Á như tại Thái Lan và Việt Nam cũng đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này từ những năm 2000.

Những kiến thức có được từ môn kinh tế học đô thị sẽ giúp sinh viên hiểu được các quy luật kinh tế chi phối hoạt động và hành vi của con người trong vùng đô thị và trong thành phố. Những quy luật này sẽ là cơ sở giúp học viên đánh giá hiệu quả của quy hoạch đất đai trên cơ sở kinh tế. Đồng thời những quy luật kinh tế này hỗ trợ sinh viên trong am hiểu bất động sản và thị trường bất động sản.

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • Áp dụng kiến thức cơ bản về kinh tế học để tìm hiểu về cách phân bổ hoạt động kinh tế theo quy luật khách quan trong thành phố và trong vùng đô thị cũng như vai trò của quy hoạch trong phát triển kinh tế.
  • Phân tích, ứng dụng của kinh tế học đô thị xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng quyết định về vị trí địa lý của doanh nghiệp, vai trò của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động kinh tế, và phân bổ lao động việc làm và dân cư.
  • Sử dụng được các kiến thức của môn học vào xây dựng các chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển các vùng đô thị
  • Phát triển năng lực tự phân tích, tự nghiên cứu các lý thuyết ứng dụng kinh tế học vào lĩnh vực đô thị nhằm ra quyết định tốt hơn trong lĩnh vực phân bổ nguồn lực đất đai phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

  • Nguồn gốc và chức năng của thành phố
  • Quần tụ họat động kinh tế (agglomeration and firm clustering)
  • Sử dụng đất trong đô thị : Mô hình thành phố đơn tâm (monocentric city)
  • Phân bổ lao động và việc làm trong đô thị
  • Sự phát triển của đô thị và tranh luận về phát triển bền vững của đô thị
  • Giao thông trong đô thị
  • Nhà ở và chính sách nhà ở

4. HỌC LIỆU

4.1. Giáo trình

  • O’ Sullivan, A. Urban economics. 6th Edition. McGraw-Hill Irwin, New York, NY. 2007.
  • Phạm Ngọc Côn. Kinh tế học đô thị. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. 2012.

4.2. Tài liệu tham khảo

5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

5.1     Quá trình/Giữa kỳ (50%)

  • Bài kiểm tra giữa khóa (30%)
  • Bài thuyết trình trong lớp (20%)
    1. Cuối kỳ (50%)
  •  Thi cuối kỳ (50%)

6. SỐ GIỜ HỌC

  • Số giờ học tại lớp  : 45 tiết 
  • Số giờ tự học        : 135 tiết

 

 

 

Top