Course outline_ECO614_Kinh tế Việt Nam

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

 

Tên môn học        : Kinh tế Việt Nam

Mã môn học         : ECO614

Số tín chỉ              : 3 tín chỉ

 

1. MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học Kinh tế Việt Nam nhằm giúp học viên nhìn nhận được bức tranh chung về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam qua thời gian. Trong đó, nhấn mạnh vào giai đoạn sau khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi sâu phân tích các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam và chỉ rõ những bài học thành công và những điểm hạn chế của từng giai đoạn phát triển. Môn học Kinh tế Việt Nam cũng nhấn mạnh các triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trên con đường phát triển trong bối cảnh đẩy mạnh hợp tác, hội nhập với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.

2. MỤC TIÊU MÔN HỌC

  • So sánh được sự khác biệt của mô hình nền kinh tế Việt Nam qua thời gian. Đánh giá cách thức vận hành của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
  • Đánh giá được các cơ hội, thách thức và định hướng phát triển chiến lược của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập giai đoạn tới.
  • Phát triển kỹ năng nghề nghiệp nhằm thích nghi tốt với các biến động của nền kinh tế và thay đổi của nền kinh tế.
  • Phát triển năng lực tự phân tích và hình thành tư duy chủ động nhằm thích nghi nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh tế quốc gia.

3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

  • Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam
  • Những thành tựu sau 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam
  • Sự hình thành các loại thị trường trong nền kinh tế Việt Nam
  • Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước
  • Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân
  • Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI)
  • Định hướng CNH - HĐH nền kinh tế Việt Nam
  • Các vùng kinh tế trọng điểm
  • Kinh tế Việt nam trong quá trình hội nhập
  • Các vấn đề thảo luận

4. HỌC LIỆU

4.1. Giáo trình

  • Tài liệu giảng dạy của giảng viên
  • Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhìn lại mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn. NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2011, 349 trang.
  • Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, 2006, 375 trang.
  • Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB chính trị quốc gia, 2011, 336 trang.
  • Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB chính trị quốc gia, 2016, 448 trang.

4.2. Tài liệu tham khảo

  • Niên giám thống kê Việt Nam, xuất bản các năm: 1995, 2000, 2004, 2010, 2015, 2019
  • Biến động kinh tế Đông Á và con đường CNH Việt Nam, GS. Trần Văn Thọ, NXB Chính trị Quốc gia, 2005, 290 trang.
  • Kinh tế Việt Nam: Đổi mới và Phát triển, TSKH. Võ Đại Lược, NXB Thế giới, 2007, 757 trang.
  • Tư duy kinh tế Việt Nam: 1975-1989. GS. Đặng Phong, NXB Tri thức, 2009, 474 trang.
  • Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia, HN, 2001, 351 trang.
  • Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, 2006, 375 trang.
  • Một số vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. TS Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), NXB Thanh niên, 2012, 202 trang.

5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

5.1     Quá trình/Giữa kỳ (40%)

  • Viết bài tiểu luận (30%)
  • Trình bày (10%)
    1. Cuối kỳ (60%)
  •  Bài thi cuối khóa (60%)

6. SỐ GIỜ HỌC

  • Số giờ học tại lớp  : 45 tiết 
  • Số giờ tự học        : 135 tiết

 

 

 

Top