Chương trình đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế năm 2019

 

THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Mã ngành: 83 80 107

(Quyết định số 2629/QĐ-ĐHM, ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

         Chương trình cao học chuyên ngành Luật kinh tế của Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo định hướng nghiên cứu nhằm giúp học viên bổ sung và nâng cao kiến thức, phương pháp nghiên cứu Luật kinh tế ở mức độ chuyên sâu và vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; từ đó, học viên có khả năng làm việc độc lập, có tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành và chuyên ngành được đào tạo.

Kiến thức

 Được trang bị kiến thức chuyên sâu về luật kinh tế, hướng đến mục tiêu có năng lực tư duy pháp lý độc lập, phát triển các quan điểm, học thuyết khoa học, bước đầu hình thành ý tưởng khoa học, khám phá và thử nghiệm kiến thức, có khả năng phản biện - nhận thức đa chiều để tự tìm ra giải pháp ứng phó trước các vấn đề kinh tế - xã hội trên quan điểm công bằng và tôn trọng pháp luật.

Kỹ năng

     Trang bị kỹ năng nghiên cứu khoa học pháp lý để người học tiếp tục tự đào tạo, tự phát triển năng lực cá nhân; trang bị cho người học các kỹ năng quản trị; giải quyết xung đột; phòng ngừa và giải quyết thay đổi, rủi ro trong môi trường kinh doanh để có thể vận dụng linh hoạt vào thực tiễn công việc tại tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp.

Mức tự chủ và trách nhiệm

     Phát triển năng lực tự chủ và sáng tạo, phát triển nghề nghiệp chuyên môn, và học tập suốt đời.

2. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

       Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng thực hiện các công việc ở vị trí nghiên cứu, giảng dạy; tư vấn và hoạch định chính sách, pháp luật về kinh tế; hoặc làm chuyên viên pháp lý cao cấp, cố vấn pháp lý hoặc thanh tra pháp lý tại các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; hoặc có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo sau đại học ở trình độ tiến sĩ.

3. CHUẨN ĐẦU RA

  3.1. Về kiến thức

         Học viên sau khi tốt nghiệp:

  • Làm chủ được kiến thức chuyên ngành luật kinh tế, có thể đảm nhiệm các công việc với tư cách là chuyên gia pháp lý về kinh tế;
  • Có tư duy phản biện, có kiến thức chuyên sâu về luật nội dung và luật hình thức trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;
  • Có kiến thức liên ngành liên quan đến lĩnh vực luật kinh tế để giải quyết các vấn đề pháp lý đa dạng phát sinh trong thực tiễn hiện nay;
  • Có kiến thức tổng hợp về kinh tế, xã hội, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực luật kinh tế.

  3.2. Về kỹ năng

         Học viên sau khi tốt nghiệp:

  • Có kỹ năng lập luận, hùng biện, đàm phán và thương lượng để giải quyết các vấn đề mang tính pháp lý phát sinh trong thực tiễn;
  • Có kỹ năng hoàn thành công việc pháp lý phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo;
  • Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực luật kinh tế;
  • Đạt được chuẩn tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Học viên sau khi tốt nghiệp:

  • Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề pháp luật về kinh tế và đề xuất những sáng kiến pháp lý có giá trị.
  • Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề pháp lý lớn;
  • Đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề pháp lý phức tạp; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận đó;
  • Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch và có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;
  • Có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao.

4. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

4.1 Đối tượng tuyển sinh

- Đối tượng dự tuyển chuyên ngành Luật kinh tế, trình độ thạc sĩ phải có bằng cử nhân các ngành sau: Luật, Luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật kinh tế.

- Nếu ứng viên có bằng cử nhân do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.

4.2 Điều kiện dự tuyển

  • Về văn bằng:
  • Ứng viên đã tốt nghiệp đại học ngành đúng với chuyên ngành đăng ký dự thi (như tại Mục 3.1).
  • Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học gần với chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
  • Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Về lý lịch: Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
  • Về sức khỏe: Có đầy đủ sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần để học tập và viết luận văn.

4.3 Môn thi tuyển

Thí sinh thi tuyển sinh 3 môn, bao gồm:

  • Luật dân sự (môn cơ sở ngành)
  • Luật thương mại (môn chủ chốt)
  • Ngoại ngữ

4.4 Điều kiện miễn ngoại ngữ

4.4.1. Thí sinh là công dân Việt Nam

  • Có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Trường.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng tiếng Anh (hoặc một ngoại ngữ khác), đã thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước ngành ngôn ngữ Anh (hoặc một ngôn ngữ khác tiếng Việt).
  • Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam còn trong thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận, cụ thể như sau:
  • Tiếng Anh

Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6

(Khung VN)

4.5

450 PBT

133 CBT

45    iBT

450

Prilimitary

PET

Business Prilimitary

 

40

B1

  • Ngoại ngữ khác

Cấp độ

(CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

3/6

(Khung VN)

TRKI 1

DEFL B1

TCF niveau 3

B1

ZD

HSK

Cấp độ 3

JLPT N4

4.4.2.  Thí sinh là công dân nước ngoài:

  • Có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài.

4.5 Điều kiện trúng tuyển

  • Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi, kiểm tra (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).
  • Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng chuyên ngành đào tạo và tổng hai điểm môn thi, kiểm tra của từng thí sinh (không cộng điểm môn ngoại ngữ), Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.
  • Trường hợp thí sinh có cùng tổng điểm hai môn thi, kiểm tra nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
  • Thí sinh là nữ;
  • Người có điểm cao hơn của môn chủ chốt;
  • Người có bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế/trong nước (thuộc danh mục tạp chí được tính điểm của HĐCDGSNN);
  • Người được miễn thi ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn ngoại ngữ.

5. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

  • Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành;
  • Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;
  • Đã nộp luận văn hoàn chỉnh sau khi bảo vệ được Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên;
  • Đáp ứng các yêu cầu khác của Trường (nếu có).

6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6.1 Khái quát chương trình

        Chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu bao gồm 60 tín chỉ, được phân bổ như sau:

  • Kiến thức chung: 9 tín chỉ;
  • Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành (bắt buộc): 18 tín chỉ;
  • Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành (tự chọn): 18 tín chỉ;
  • Luận văn tốt nghiệp: 15 tín chỉ (luận văn tối thiểu 60 trang, kèm theo báo cáo từ phần mềm chống trùng lắp ≤ 27%, tương đương 20.000 - 25.000 từ).

 6.2 Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)

 

Phần chữ

Phần số

 

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

 

PHẦN 1. KIẾN THỨC CHUNG

9

9

0

 

ECO

501

Triết học

Phylosophy

4

4

 

 

ECO

506

Ngoại ngữ

English

5

5

 

 

PHẦN 2. KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH

36

36

0

 

Các học phần bắt buộc (6 học phần)

LAW

601

Luật tài sản

Property law

3

3

 

 

LAW

602

Luật hợp đồng

Contract law

3

3

 

 

LAW

603

Luật công ty

Company law

3

3

 

 

LAW

617

Luật thương mại quốc tế

International commercial law

4

4

 

 

LAW

618

Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại quốc tế

International litigation and alternative dispute resolutions

3

3

 

 

LAW

607

Phương pháp nghiên cứu khoa học luật        

Legal research methodology

2

2

 

 

Các học phần tự chọn (6 học phần), trong đó tối đa được chọn 9 tín chỉ trong CTĐT chuyên ngành Kinh tế học, Tài chính-Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, trình độ thạc sĩ

LAW

608

Tội phạm kinh tế

Economic crimes

3

3

 

 

LAW

609

Luật cạnh tranh

Competition law

3

3

 

 

LAW

610

Luật lao động

Labour law

3

3

 

 

LAW

611

Luật sở hữu trí tuệ 

Law on intellectural property

3

3

 

 

LAW

612

Luật thuế quốc tế 

International taxation

3

3

 

 

LAW

613

Pháp luật về kinh doanh bất động sản

Law on real estate business

3

3

 

 

LAW

614

Pháp luật ngân hàng và chứng khoán

Law on banking and securities

3

3

 

 

LAW

615

Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ

Law on secured transactions

3

3

 

 

LAW

616

Luật phá sản  

Bankruptcy law

3

3

 

 

BUS

609

Quản trị sự thay đổi 

Change management

3

3

 

 

BUS

612

Thương mại điện tử

E-commerce

3

3

 

 

BUS

616

Quản trị kinh doanh quốc tế 

International business management

3

3

 

 

PHẦN 3. LUẬN VĂN

15

15

0

 

LAW

701

Luận văn tốt nghiệp

Thesis

     15

   15

 

 

TỔNG CỘNG

60

60

0

 

        Ngoài ra, trong quá trình học, học viên tham dự các báo cáo chuyên đề liên quan đến việc bình luận một chủ đề về luật, chuyên đề về chuyển giá, tội phạm kinh tế quốc tế hoặc những vấn đề pháp lý mang tính thời sự khác.

7. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Các học phần được tổ chức trong 1 năm, gồm 3 học kỳ, và thời gian thực hiện luận văn tối thiểu là 6 tháng sau đó.

STT

Mã học phần

Tên học phần

Tín chỉ

 

HỌC KỲ 1

Bắt buộc (15 tín chỉ)

15

 

1

ECO501

Triết học

4

 

2

LAW601

Luật tài sản

3

 

3

LAW602

Luật công ty

3

 

4

LAW603

Luật hợp đồng

3

 

5

LAW607

Phương pháp nghiên cứu

2

 

HỌC KỲ 2

Bắt buộc (4 tín chỉ)

4

 

1

LAW617

Luật thương mại quốc tế

 

 

Tự chọn (9 tín chỉ): 3 học phần từ Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

9

 

HỌC KỲ 3

Bắt buộc (8 tín chỉ)

8

 

1

ECO506

Ngoại ngữ

5

 

2

LAW618

Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại quốc tế

3

 

Tự chọn (9 tín chỉ): 3 học phần từ Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành

9

 

HỌC KỲ 4, 5 và 6

1

LAW701

Luận văn tốt nghiệp

15

 

 

DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN TƯƠNG ĐƯƠNG

TT

Chương trình đào tạo 2016

Chương trình đào tạo 2018

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1

LAW604

Luật thương mại quốc tế

3

LAW617

Luật thương mại quốc tế

4

2

LAW605

 

LAW606

Luật tố tụng dân sự quốc tế

Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

2

 

 

2

LAW618

Pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại quốc tế

3


 

Top