Chương trình đào tạo Thạc sĩ - Công nghệ sinh học năm 2018

 

THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Mã ngành: 84 20 201

(Quyết định số 231/QĐ-ĐHM, ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1 Mục tiêu chung:

  • Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Sinh học có kiến thức sâu, rộng và tiên tiến trong Sinh học và Công nghệ; những kỹ năng cần thiết và thái độ đúng đắn để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học. 

1.2 Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức:

  • Có kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến trong lĩnh vực Sinh học và Công nghệ: Chương trình này tập trung vào các tiến trình Sinh học (Hóa sinh học, Sinh học Phân tử của Tế bào, Miễn dịch học), Công nghệ (Công nghệ Tế bào, Công nghệ Gen, Công nghệ Protein – Enzyme và Công nghệ Lên men) và Sinh học tính toán (Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tin-Sinh học);
  • Có kiến thức liên ngành về các lĩnh vực ứng dụng của Công nghệ Sinh học trong Y – Dược, Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường;
  • Có kiến thức chung về quản trị và quản lý để thực hiện, giám sát nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong Công nghệ Sinh học.

Kỹ năng:

  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin về Sinh học và Công nghệ, để từ đó đưa ra các giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong các lĩnh vực Ứng dụng của Công nghệ Sinh học trong Y – Dược, Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường;
  • Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn thuộc về Công nghệ Sinh học;
  • Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động liên quan đến Công nghệ Sinh học;
  • Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp liên quan đến Công nghệ Sinh học;
  • Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

Thái độ:

  • Có khả năng nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học;
  • Có khả năng thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác;
  • Có khả năng đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học;
  • Có khả năng quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học.

2. VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP

  • Làm việc tại các cơ quan chuyên ngành liên quan đến Công nghệ Sinh học và Sinh học của các Bộ, Ngành hoặc các địa phương;
  • Tham gia quản lý tại các cơ quan quản lý có liên quan đến Công nghệ Sinh học và Sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương;
  • Phụ trách kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông, Lâm, Y - Dược;
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Công nghệ Sinh học, Sinh học thực nghiệm ở các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
  • Giảng dạy và hướng dẫn thực nghiệm Công nghệ Sinh học và Sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp;
  • Tạo lập, quản lý hoặc tham gia quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Công nghệ sinh học;
  • Tư vấn tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược;
  • Tiếp tục theo học bậc Tiến sĩ.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Về kiến thức: Học viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo Cao học tại trường ĐH Mở, TPHCM phải có:

  • Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến; nắm vững các nguyên lý cả về lý thuyết lẫn thực hành trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc về Công nghệ Sinh học;
  • Kiến thức liên ngành có liên quan: Ứng dụng của Công nghệ Sinh học trong Y – Dược, Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường;
  • Kiến thức chung về quản trị và quản lý trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công nghệ Sinh học.

3.2 Về kỹ năng: Học viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo Cao học tại trường ĐH Mở, TPHCM phải có:

  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra các giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học;
  • Kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với những người cùng ngành (Công nghệ Sinh học) và với những người khác;
  • Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Sinh học;
  • Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp liên quan đến Công nghệ Sinh học;
  • Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

3.3 Về mức tự chủ và trách nhiệm: : Học viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo Cao học tại trường ĐH Mở, TPHCM phải biết:

  • Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học;
  • Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác;
  • Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học;
  • Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học.

4. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH

4.1 Đối tượng tuyển sinh

4.1.1 Ngành đúng, ngành phù hợp

Ứng viên có văn bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Công nghệ Sinh học và Sinh học gồm: Công nghệ Sinh học, Sinh học, Kỹ thuật sinh học, Sinh học ứng dụng.

4.1.2 Ngành gần:

  • Nhóm ngành y học, dược học;
  • Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản;
  • Nhóm ngành thú y;
  • Nhóm ngành chế biến lương thực phẩm và đồ uống;
  • Nhóm ngành khoa học môi trường;
  • Ngành hóa học.

Các ứng viên thuộc các ngành gần* phải học bổ sung 3 môn (mỗi môn 3 tín chỉ):

(1) Sinh học Phân tử;

(2) Tế bào học;

(3) Vi sinh học đại cương;

*: Ứng viên ngành gần sẽ được xét miễn giảm từng môn học bổ sung này nếu cung cấp bảng điểm của chương trình đào tạo bậc Đại học nhằm chứng minh đã được học các môn học này.

4.2 Môn thi tuyển

Thi tuyển sinh bao gồm 3 môn thi, cụ thể như sau:

a) Môn ngoại ngữ

b) Hai môn thi khác:

- Sinh học đại cương (môn chủ chốt)

    - Toán

4.3 Điều kiện miễn thi ngoại ngữ

4.3.1. Thí sinh là công dân Việt Nam

  • Có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của Trường.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng tiếng Anh (hoặc một ngoại ngữ khác), đã thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước ngành ngôn ngữ Anh (hoặc một ngôn ngữ khác tiếng Việt).
  • Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam còn trong thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận, cụ thể như sau:

     - Tiếng Anh

Cấp độ

(CEFR)

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6

(Khung VN)

4.5

450 PBT

133 CBT

45    iBT

450

Prilimitary

PET

Business Prilimitary

 

40

B1

 
     - Ngoại ngữ khác

Cấp độ

(CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

3/6

(Khung VN)

TRKI 1

DEFL B1

TCF niveau 3

B1

ZD

HSK

Cấp độ 3

JLPT N4

4.3.2.  Thí sinh là công dân nước ngoài:

  • Có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài.

4.4 Điều kiện trúng tuyển

  • Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi, kiểm tra (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có).
  • Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng chuyên ngành đào tạo và tổng hai điểm môn thi, kiểm tra của từng thí sinh (không cộng điểm môn ngoại ngữ), Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển.
  • Trường hợp thí sinh có cùng tổng điểm hai môn thi, kiểm tra nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
  • Thí sinh là nữ;
  • Người có điểm cao hơn của môn chủ chốt;
  • Người có bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế/trong nước (thuộc danh mục tạp chí được tính điểm của HĐCDGSNN);
  • Người được miễn thi ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn ngoại ngữ.

5. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

a) Có đủ số tín chỉ tích lũy (60 tín chỉ bao gồm cả luận văn) theo quy định hiện hành;

b) Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn theo quy định hiện hành;

c) Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

d) Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhận của người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng, đóng kèm bản sao kết luận của hội đồng đánh giá luận văn và nhận xét của các phản biện cho cơ sở đào tạo để sử dụng làm tài liệu tham khảo tại thư viện và lưu trữ theo quy định;

đ) Đã công bố công khai toàn văn luận văn trên website của cơ sở đào tạo;

e) Đã công bố ít nhất một bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong/ngoài nước hay kỷ yếu Hội nghị Khoa học chuyên ngành trong/ngoài nước, phản ánh nội dung chính của luận văn;

f) Điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy định.

6. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

     6.1 Khái quát chương trình

       Chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Công nghệ sinh học gồm: 60 tín chỉ, trong đó:

  • Kiến thức chung: 08 tín chỉ;
  • Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành (bắt buộc): 09 tín chỉ;
  • Kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành (tự chọn): 18 tín chỉ;
  • Luận văn tốt nghiệp*: 25 tín chỉ

*Luận văn: tổng số 25 tín chỉ, và phải có ít nhất một bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong/ngoài nước hay kỷ yếu Hội nghị Khoa học chuyên ngành trong/ngoài nước, phản ánh nội dung chính của luận văn.

6.2 Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

Mã học phần

Tên học phần

Khối lượng (tín chỉ)

Phần chữ

Phần số

 

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

PHẦN 1: KIẾN THỨC CHUNG

8

8

0

CON

501

Triết học

Philosophy

3

3

0

ECO

506

Ngoại ngữ

Foreign languages

5

5

0

PHẦN 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH

27

20

7

Các học phần bắt buộc (3 học phần)

BIO

601

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

3

2

1

BIO

615

Chuyên đề luận văn

Thesis Topic

3

3

0

BIO

614

Phát triển sản phẩm CNSH

New Product development

3

3

0

Các học phần tự chọn (6 học phần, trong đó học phần BIO602 và BIO608 là học phần tự chọn bắt buộc)

BIO

602

Tin-Sinh học

Bioinformatics

3

2

1

BIO

603

Hóa Sinh

Biochemistry

3

2

1

BIO

604

Sinh học Phân tử của Tế bào

Molecular Biology of the Cell

3

2

1

BIO

605

Miễn dịch học

Immunology

3

2

1

BIO

606

Công nghệ Tế bào

Cell Technology

3

2

1

BIO

607

Công nghệ Lên men

Fermentation Technology

3

2

1

BIO

608

Công nghệ Gen

Gene Technology

3

2

1

BIO

609

Công nghệ Protein – Enzyme

Protein – Enzyme Technology

3

2

1

BIO

610

Ứng dụng CNSH trong Y – Dược

Applied Biotechnology in Pharmaco-medicine

3

2

1

BIO

611

Ứng dụng CNSH trong Nông nghiệp

Applied Biotechnology in Agriculture

3

2

1

BIO

612

Ứng dụng CNSH trong Thực phẩm

Applied Biotechnology in Food

3

2

1

BIO

613

Ứng dụng CNSH trong Môi trường

Applied Biotechnology in Environment

3

2

1

BIO

701

Luận văn

Thesis

25

 

25

 

 

Tổng cộng

60

 

 

 

7. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Các môn được tổ chức trong 3 học kỳ, 1 năm và thời gian thực hiện luận văn tối thiểu là 6 tháng sau đó.

HỌC KỲ 1

STT

Mã học phần

Tên học phần

Tín chỉ

Bắt buộc

1

CON501

Triết học

03

2

BIO601

Phương pháp nghiên cứu khoa học

03

Tự chọn: 1 học phần

3

BIO610

Ứng dụng CNSH trong Y – Dược

03

4

BIO611

Ứng dụng CNSH trong Nông nghiệp

03

5

BIO612

Ứng dụng CNSH trong Thực phẩm

03

6

BIO613

Ứng dụng CNSH trong Môi trường

03

HỌC KỲ 2

STT

Mã học phần

Tên học phần

Tín chỉ

Bắt buộc

1

BIO614

Phát triển sản phẩm CNSH

03

2

BIO602

Tin – sinh học

03

Tự chọn: 2 học phần

3

BIO603

Hóa sinh

03

4

BIO604

Sinh học phân tử của tế bào

03

5

BIO605

Miễn dịch học

03

HỌC KỲ 3

STT

Mã học phần

Tên học phần

Tín chỉ

Bắt buộc

1

BIO615

Chuyên đề luận văn

03

2

BIO608

Công nghệ gen

03

3

ECO506

Ngoại ngữ

03

Tự chọn: 1 học phần

4

BIO609

Công nghệ Protein – Enzyme

03

5

BIO607

Công nghệ lên men

03

6

BIO606

Công nghệ tế bào

03

HỌC KỲ 4, 5, 6

STT

Mã học phần

Tên học phần

Tín chỉ

1

BIO701

Luận văn

25

 

Top