Course outline_ECO601_Kinh tế vi mô nâng cao
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Tên môn học : Kinh tế vi mô nâng cao
Mã môn học : ECO601
Số tín chỉ : 3 tín chỉ
1. MÔ TẢ MÔN HỌC
Môn học Kinh tế vi mô nâng cao cùng với môn học Kinh tế vĩ mô nâng cao là hai trong những môn cơ sở trong chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Kinh tế.
Nội dung trọng tâm của môn Kinh tế vi mô nâng cao là phân tích tác động của các chính sách của chính phủ đến phúc lợi của các thành phần có liên quan và tổng thể xã hội; tiếp tục nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo ở mức cao hơn so với học phần Kinh tế vi mô bậc đại học. Tiếp theo là nghiên cứu thị trường yếu tố sản xuất, nghiên cứu cân bằng tổng thể và điều kiện hiệu quả trong các thị trường cạnh tranh. Cuối cùng, phần quan trọng nhất của môn học, là phân tích những nhược điểm của thị trường và vai trò của chính phủ.
2. MỤC TIÊU MÔN HỌC
- Trang bị nền tảng kiến thức kinh tế học vi mô để học viên hiểu cơ chế hoạt động của các thị trường với các cấu trúc khác nhau.
- Trang bị cho học viên những công cụ của kinh tế học phúc lợi để đánh giá tác động của các chính sách.
- Giúp học viên hiểu thấu đáo các nhược điểm của thị trường và sự cần thiết của sự can thiệp của chính phủ.
- Học viên biết cách lượng hóa, đo lường các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu đo lường phúc lợi xã hội
- Biết đánh giá tác động của chính sách và đề xuất lựa chọn chính sách phù hợp.
- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc, chủ động giải quyết vấn đề, có trách nhiệm đối với cộng đồng, có ý thức phục vụ đất nước và có đạo đức nghề nghiệp.
3. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
- Phân tích thị trường cạnh tranh
- Vận dụng Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng
- Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
- Định giá trong điều kiện có sức mạnh thị trường
- Thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm
- Thị trường yếu tố sản xuất
- Cân bằng tổng thể và hiệu quả kinh tế
- Thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ: Độc quyền, Ngoại tác, Thông tin bất cân xứng, Hàng hóa công cộng
4. HỌC LIỆU
4.1. Giáo trình
- Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, Tái bản lần thứ tám, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học Kinh tế (UEH), năm 2015.
- Mankiw, N. Gregory, Kinh tế học vi mô, bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Cengage Learning, năm 2014.
4.2. Tài liệu tham khảo
- Anne C. Steinemann, William C. Apgar và H. James Brown, Microeconomics for Public Decisions (Kinh tế học vi mô dành cho quyết định công), Nhà xuất bản South-Western, 2005.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà (2013), “Phá sản và sống sót của doanh nghiệp”, NXB Thanh niên.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Ngô Thành Trung (2013) Mức sẵn lòng chi trả học phí đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ trong nước, NXB Thanh niên.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Ngô Thành Trung (2016), “Nghiên cứu quyết định đầu tư và Quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp: Trường hợp tại tỉnh Gia Lai”, NXB Kinh tế TP.HCM.
- PGS.TS. Nguyễn Minh Hà (2014), “Nghiên cứu quyết định mua và sự lựa chọn của khách hàng”, NXB Kinh tế TP.HCM
5. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
5.1 Quá trình/Giữa kỳ (40%)
- Hình thức: tự luận. Thời gian: 60 hoặc 75 phút. Nội dung: Với 2 hoặc 3 câu hỏi trong 4 chủ đề đã trình bày. (40%)
- Cuối kỳ (60%)
- Hình thức: tự luận. Thời gian: 75 hoặc 90 phút. Nội dung: Với 3 hoặc 4 câu hỏi trong 4 chủ đề còn lại. (Trong đó có ít nhất hai câu hỏi về chủ đề cuối cùng: Khuyết tật của thị trường và vai trò của chính phủ) (60%)
6. SỐ GIỜ HỌC
- Số giờ học tại lớp : 45 tiết
- Số giờ tự học : 135 tiết