Tuyển sinh cao học năm 2023 (Phụ lục 1)

 

PHỤ LỤC 1

Danh mục ngành phù hợp, quy định trường hợp học bổ sung

TT

Ngành

Ngành phù hợp

Quy định những trường hợp học bổ sung (Ngành gần, ngành khác)

1

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh

Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước thuộc ngành Sư phạm tiếng Anh;

Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước thuộc ngành Ngôn ngữ Anh;

Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học thuộc các ngành dưới đây do đại học nước ngoài cấp mà ngôn ngữ học tập là tiếng Anh:

+ English/ American/ Australian studies

+ Applied linguistics

+ British/ English/ American literature

+ Education (liên quan đến giáo dục ngôn ngữ)

+ Linguistics

Đối tượng dự tuyển thuộc ngành gần phải học bổ sung kiến thức môn “Phương pháp giảng dạy tiếng Anh” 3 tín chỉ. Ứng viên sẽ được miễn học bổ sung nếu đã học môn này trong chương trình đào tạo cử nhân.

2

Ngôn ngữ Trung Quốc

Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm Tiếng Trung Quốc, Ngữ văn Trung Quốc, Văn tự học, Lý luận phương pháp giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc.

Có bằng tốt nghiệp đại học:

  • Ngành Đông phương học - chuyên ngành Trung Quốc học
  • Hán nôm
  • Văn học Trung Quốc
  • Lịch sử Trung Quốc
  • Giáo dục hán ngữ quốc tế

Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần dự tuyển, phải học bổ sung kiến thức 03 học phần (9 tín chỉ): Ngữ pháp học, Từ vựng học, Đất nước học Trung Quốc. Thí sinh sẽ được miễn học môn bổ sung kiến thức nếu đã học môn học đó trong chương trình đào tạo cử nhân.

3

Tài chính - Ngân hàng

Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành Tài chính-Ngân hàng, Bảo hiểm, Công nghệ tài chính

Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành Kinh doanh và quản lý, Kế toán - Kiểm toán, Kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may, Quản trị - Quản lý, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự án, Khác (Mã nhóm ngành: 73490), Khoa học xã hội và hành vi, Kinh tế học, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Kinh tế số, Khác (Mã nhóm ngành: 73190), Quản lý công nghiệp, Kinh tế công nghiệp, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng, Kinh tế vận tải.

Đối tượng dự tuyển thuộc nhóm ngành gần phải học bổ sung kiến thức 02 học phần: Tiền tệ-Ngân hàng và Nguyên lý kế toán.

4

Luật kinh tế

  • Có bằng cử nhân các ngành khoa học pháp lý: Luật, Luật hiến pháp và luật hành chính, Luật dân sự và tố tụng dân sự, Luật hình sự và tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Luật quốc tế.
  • Nếu ứng viên có bằng cử nhân do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng theo quy định của pháp luật hiện hành.

5

Công nghệ sinh học

- Có văn bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Công nghệ sinh học và Sinh học gồm: Công nghệ sinh học, Sinh học, Kỹ thuật sinh học, Sinh học ứng dụng.

 

Có bằng tốt nghiệp đại học:

  • Sư phạm sinh học;
  • Khoa học môi trường;
  • Kỹ thuật y sinh;
  • Kỹ thuật hóa học;
  • Kỹ thuật môi trường;
  • Nhóm ngành Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống: Công nghệ thực phẩm, Kỹ thuật thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy sản, Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm;
  • Nhóm ngành Nông nghiệp: Nông nghiệp, Khuyến nông, Khoa học đất, Chăn nuôi, Nông học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn;
  • Nhóm ngành Lâm nghiệp: Lâm học, Lâm nghiệp đô thị, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng;
  • Nhóm ngành Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Khoa học thủy sản, Khai thác thủy sản, Quản lý thủy sản;
  • Thú y;
  • Nhóm ngành Y học: Y khoa, Y học dự phòng, Y học cổ truyền;
  • Nhóm ngành Dược học: Dược học, Hóa dược;
  • Nhóm ngành Răng - Hàm - Mặt (Nha Khoa): Răng - Hàm - Mặt, Kỹ thuật phục hình răng;
  • Nhóm ngành Điều dưỡng - Hộ sinh: Điều dưỡng, Hộ sinh;
  • Kỹ thuật xét nghiệm y học;
  • Y tế công cộng;
  • Tổ chức và quản lý y tế;
  • Y sinh học thể dục thể thao.

Các ứng viên thuộc các ngành gần* phải học bổ sung 3 môn (mỗi môn 3 tín chỉ):

(1) Sinh học Phân tử;

(2) Tế bào học;

(3) Vi sinh học đại cương;

* Ứng viên ngành gần sẽ được xét miễn giảm từng môn học bổ sung này nếu cung cấp bảng điểm của chương trình đào tạo bậc Đại học nhằm chứng minh đã được học các môn học này

 

6

Quản trị kinh doanh

Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Kinh doanh.

Ngành gần: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành Tài chính-Ngân hàng- Bảo hiểm, Kế toán-Kiểm toán, và Quản trị-Quản lý, và Kinh tế học.

Ngành khác: Có bằng tốt nghiệp đại học không thuộc các ngành trên.

Đối tượng dự tuyển thuộc nhóm ngành gần phải học bổ sung kiến thức 3 học phần: Quản trị học (hoặc Quản trị doanh nghiệp), Marketing căn bản, Quản trị chiến lược. Đối tượng dự tuyển thuộc nhóm ngành khác phải học bổ sung 8 học phần: Quản trị học (hoặc Quản trị doanh nghiệp), Marketing căn bản, Quản trị chiến lược, Nguyên lý kế toán, Quản trị tài chính căn bản, Tiền tệ-ngân hàng, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô. Thí sinh sẽ được miễn học bổ sung nếu đã học phần này trong chương trình đào tạo cử nhân.

7

Khoa Học Máy Tính

Có bằng đại học thuộc ngành: Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Truyền thông và Mạng máy tính, Tin học ứng dụng, Sư phạm Tin học, Toán Tin ứng dụng, Tin học ứng dụng, Hệ thống thông tin quản lý

Có bằng đại học thuộc ngành: Toán và thống kê; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Sư phạm Toán học; Tin học công nghiệp; Điều khiễn tự động

Riêng người có bằng tốt nghiệp Đại học ngành gần với ngành khoa học máy tính phải học 04 học phần bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

Cơ sở dữ liệu: 3 tín chỉ

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: 3 tín chỉ

Lập trình hướng đối tượng: 3 tín chỉ

Phân tích và thiết kế hệ thống: 3 tín chỉ

 

8

Kỹ thuật Xây dựng

Đã tốt nghiệp đại học nhóm ngành: Xây dựng (75802xx), Kiến trúc và quy hoạch (75801xx), Quản lý xây dựng (75803xx), nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng (75101xx).

Với các trường hợp khác với các đối tượng tuyển sinh nêu trên. Hội đồng chuyên môn có thể xem xét riêng.

9

Quản lý xây dựng

Có trình độ cử nhân thuộc ngành Kinh tế Xây Dựng hoặc ngành Quản lý xây dựng

Có bằng cử nhân thuộc ngành: Xây dựng (75802xx), Kiến trúc và quy hoạch (75801xx), nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng (75101xx), Kinh Tế (73101xx), Kinh Doanh (73401xx) và Quản trị- Quản lý (73404).

Những người tham gia dự tuyển có bằng cử nhân thuộc các nhóm ngành gần muốn dự tuyển cần phải học qua lớp chuyển đổi kiến thức gồm 2 học phần sau:

  • Học phần 1: Quản lý dự án xây dựng (3 tín chỉ)
  • Học phần 2: Lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng (3 tín chỉ)

Ứng viên sẽ được miễn học bổ sung nếu đã học môn này trong chương trình đào tạo đại học.

Với các trường hợp khác với các đối tượng tuyển sinh nêu trên, Hội đồng chuyên môn có thể xem xét riêng.

10

Kinh tế học

Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi (Mã nhóm ngành: 731), Kinh tế học (Mã nhóm ngành: 73101), Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Thống kê kinh tế, Toán kinh tế, Kinh tế số.

Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc nhóm ngành Quản lý nhà nước, Khác (Mã nhóm ngành: 73190), Kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may, Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Công nghệ tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý công nghiệp, Kinh tế công nghiệp, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý đô thị và công trình, Kinh tế xây dựng, Quản lý xây dựng, Kinh doanh nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Kinh tế gia đình, Kinh tế vận tải, Kinh tế tài nguyên thiên nhiên.

Đối tượng dự tuyển thuộc nhóm ngành gần phải học bổ sung kiến thức 03 học phần như sau: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Tiền tệ - Ngân hàng 

 

11

Xã hội học

Có bằng tốt nghiệp đại học: Xã hội học

Có bằng tốt nghiệp đại học: Giáo dục học, Quản lý giáo dục, Triết học, Văn hóa học, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Kinh tế phát triển, Chính trị học, Nhân học, Tâm lý học, Tâm lý học giáo dục, Châu Á học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Việt Nam học, Báo chí, Truyền thông đại chúng, Công tác xã hội.

 

Các ứng viên thuộc các ngành gần phải học bổ sung 3 môn (mỗi môn 3 tín chỉ) : (1) Xã hội học đại cương, (2) Lịch sử xã hội học, (3) Phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội.

12

Kế toán

Có trình độ cử nhân ngành: Kế toán, Kiểm toán, Kế toán - Kiểm toán

Có bằng tốt nghiệp cử nhân các ngành gần bao gồm nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng, Bảo hiểm, Công nghệ tài chính, Kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may, Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự án.

Những người có bằng cử nhân thuộc các nhóm ngành gần muốn dự tuyển cần phải học bổ sung kiến thức gồm các học phần sau:

Học phần 1: Nguyên lý kế toán

Học phần 2: Kế toán tài chính

Học phần 3: Kế toán quản trị

Học phần 4: Kiểm toán

Học viên được miễn học các học phần nếu đã học ở chương trình đào tạo đại học.

Top